3 phát hiện mới nhất về hành vi mua hàng Online tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương

Vừa qua, Google và Reprise – Performance Marketing Agency toàn cầu của IPG Mediabrands đã nghiên cứu về sở thích mua hàng Online của người dân tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Theo cuộc nghiên cứu, các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định mua, cũng như những điều cản trở tới quá trình mua đã được nêu ra để thảo luận. Các phát hiện từ cuộc nghiên cứu đã tiết lộ: những phát triển mới nhất trong thương mại điện tử và khám phá ra 3 điều đáng ngạc nhiên về cách người mua hàng nghĩ.

1. Quảng cáo Online tạo sự ảnh hưởng lớn hơn là đề xuất mua từ người khác trong giai đoạn người dùng tìm kiếm sản phẩm 

Khi mọi người đang suy nghĩ về việc mua một sản phẩm mới, quảng cáo Online. Nó thu hút sự chú ý của họ nhiều hơn là việc nhận được gợi ý từ một người khác. Bởi vì, những quảng cáo đó hỗ trợ việc ghi nhớ về thương hiệu với tần suất lặp lại lớn. Đồng thời, tăng Brand Awareness để nâng cao nhận thức về thương hiệu. Điều thú vị là quảng cáo Online còn hiệu quả hơn nữa trên các danh mục sản phẩm được mọi người khao khát sở hữu hơn. Ví dụ như: sản phẩm về Sức khỏe và Sắc đẹp, Thiết bị gia dụng và nhà bếp và các thiết bị điện tử tiêu dùng.

Sau khi xem quảng cáo Online, mọi người có hành vi mua hàng tham khảo thêm từ những gợi ý của gia đình, bạn bè và các trang mua sắm để tìm kiếm sản phẩm mua hàng. Tuy nhiên, sau khi bắt đầu tìm hiểu kỹ hơn về một sản phẩm. Người mua hàng sẽ chuyển sang các trang Web của thương hiệu, cổng tìm kiếm và marketplaces. Các trang mua sắm trực tuyến để biết thêm thông tin chi tiết.

Cách mọi người tìm kiếm sản phẩm mới

  • 54% tìm thấy trên Quảng cáo Online
  • 40% được gợi ý từ bạn bè và người thân
  • 32% tìm kiếm trên các trang mua sắm trực tuyến

Khách hàng thích lập kế hoạch mua sắm. Do đó, các thương hiệu cần phải có mặt từ sớm, tại giai đoạn bắt đầu tìm kiếm và tìm hiểu về sản phẩm. Các chiến dịch tăng nhận thức người dùng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy người dùng ra quyết định mua hàng.

2. Đánh giá về sản phẩm trên trang Web của thương hiệu quan trọng không kém đánh giá trên các trang mua hàng trực tuyến

Không có gì ngạc nhiên khi các reviews – đánh giá tích cực và ratings – xếp hạng cao về sản phẩm ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trực tuyến.

Lý do người dùng bấm nút “mua”

  • 60% bị ảnh hưởng bởi các đánh giá trước đó
  • 54% bị ảnh hưởng bởi các chương trình giảm giá hay khuyến mãi

Tuy nhiên, điều bất ngờ với các thương hiệu là hành vi mua hàng của người tiêu dùng cảm nhận các đánh giá đó. Nhiều người nghĩ rằng các đánh giá trên trang mua sắm khá khách quan. Nhưng đó không hoàn toàn là cách người tiêu dùng nhìn nhận. Nghiên cứu này chỉ ra, người tiêu dùng cho rằng: đánh đánh giá trên Website của thương hiệu cũng quan trọng như các đánh giá trên Trang mua sắm.

Nhận xét chung

Ritika Gupta Chawla, Giám đốc khu vực của sàn thương mại điện tử Reprise Digital tại Châu Á – Thái Bình Dương đã nêu: “Các đánh giá về sản phẩm tạo động lực mua hàng mạnh mẽ cho người dùng. Hiện nay, chúng ta đều tìm kiếm sự xác nhận trước khi ra quyết định mua hàng. Chúng tôi thu thập các đánh giá từ trang mua hàng cũng như là Website của thương hiệu, vì cả 2 nguồn thông tin này đều mang lại cho người tiêu dùng sự đảm bảo và tin cậy mà họ đang tìm kiếm.”

Người mua hàng cần thông tin và sự xác nhận. Giúp khẳng định cho quyết định về dự định mua hàng của họ là đúng. Đối với các thương hiệu, cần xây dựng Website của riêng mình để lưu trữ và quảng bá các đánh giá. Giúp hợp nhất tất cả các bình luận này về cùng một nơi. Thay vì rải rác trên nhiều trang mua hàng khác nhau. Nó cũng giúp người mua dễ dàng tìm kiếm các đánh giá của người mua trước và đăng lên đánh giá của bản thân mình. Quan trọng là, một cộng đồng người dùng đánh giá lớn sẽ tạo sự tin tưởng và có thể giảm bớt sự lo lắng cuối cùng, mang lại sự tự tin cho người mua hàng để bấm vào nút “Mua”.

3. Ưu và nhược điểm của mua sắm Online: Con dao hai lưỡi cho người mua hàng

Trong khi tiết kiệm thời gian và chi phí là hai lợi ích lớn nhất khi mua hàng Online. Thì phí giao hàng và thời gian vận chuyển lâu chính là yếu tố cản trở tới quyết định mua. 

Theo như cuộc nghiên cứu, những người được hỏi cho rằng “tiết kiệm thời gian” (76%) và “giá thành tốt” (65%) là 2 lợi ích lớn nhất khi mua hàng trực tuyến. Mặt khác, họ cũng nêu ra, thời gian vận chuyển lâu (55%) và các chi phí giao hàng (57%) chính là 2 trở ngại lớn nhất.

Mua sắm Online như con dao hai lưỡi cho người tiêu dùng. Những người khá khó khăn trong việc lựa chọn giữa việc đánh đổi giữa giá thành. Hay sự tiện lợi mỗi khi mua hàng Online. Việc tìm ra một mức giá tốt trên trang mua sắm trực tuyến thật là một món hời. Nhưng khi phải trả thêm phí vận chuyển lại khiến người mua hàng cảm thấy đắt đỏ hơn. Tương tự như vậy, sự tiện lợi từ việc mua hàng tại nhà khiến việc mua sắm trở nên dễ dàng hơn. Nhưng cũng khiến khách hàng phải đối mặt với thời gian giao hàng lâu.

Các thương hiệu cần chú ý tới cả quá trình ra quyết định mua để giảm tối đa các trở ngại khách hàng gặp phải khi mua hàng trực tuyến. Ví dụ, các cửa hàng có thể đưa ra nhiều lựa chọn giao hàng hơn. Hoặc điều chỉnh lại mức giá và cách bố trí khi đưa ra các lựa chọn giao hàng. Giúp khách hàng hoàn tất việc mua hàng của họ một cách dễ dàng.

Đánh đổi giữa thời gian và tiền bạc trong mua sắm trực tuyến

Ưu điểm khi mua sắm trực tuyến

  • 76% cho rằng “tiết kiệm thời gian”
  • 65% cho rằng “giá thành tốt”

Nhược điểm của mua sắm trực tuyến

  • 55% cho rằng “thời gian vận chuyển quá lâu”
  • 57% cho rằng “chi phí giao hàng tốn kém”

Tìm hiểu sâu hơn tại từng nhóm sản phẩm, nhóm nghiên cứu. Họ đã tìm ra các sắc thái trong cách khách hàng cân bằng chi phí và thời gian vận chuyển. Xây dựng trong quá trình đưa ra quyết định của họ. Mọi người có ngưỡng tiêu chuẩn cao hơn với phí vận chuyển của nhóm sản phẩm nhu cầu thiết yếu. Giống như thực phẩm và thức ăn cho vật nuôi cũng như các sản phẩm chăm sóc Sức khỏe và Sắc đẹp. Mặt khác, họ lại có ngưỡng tiêu chuẩn thấp hơn dành cho việc chờ đợi các Thiết bị điện tử và Thiết bị nhà bếp. Những sản phẩm hỗ trợ sự tiện lợi hàng ngày.

Nghiên cứu về hành vi mua sắm của khách hàng này đã nêu bật những sự khác biệt tinh tế. Xảy ra trong quá trình quyết định mua sắm trực tuyến của mọi người. Để giúp người tiêu dùng khám phá các sản phẩm mới. Các thương hiệu có thể chạy các chiến dịch nâng cao nhận thức và đối chiếu với các bài đánh giá trên trang Web của họ. Để người mua hàng dễ dàng ra quyết định mua hàng hơn. Các thương hiệu có thể đóng vai trò quan trọng trong giảm bớt sự đắn đo của khách hàng. Trong khi phải cân nhắc giữa chi phí và sự tiện lợi.

Kết luận

Với những kiến thức mới mẻ này về hành vi của người mua sắm Online. Các nhãn hàng có thể gia tăng giá trị cho hành trình mua sắm trực tuyến của khách hàng. Xem thêm những kết luận khác mà nhóm nghiên cứu đã khám phá. Về hành vi của người mua sắm ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Xây dựng các sắc thái hình thành quyết định mua sắm trực tuyến của họ.

Bài viết thuộc quyền sở hữu của: ThinkwithGoogle

Bản dịch bởi: BondVietnam

LIÊN HỆ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN THÊM: 

Email: Contact@bond.com.vn

Điện thoại: +84 9 3227 0077

Địa chỉ: 22 Mai Anh Tuấn, Đống Đa, Hà Nội

1 1021
Nguyennt

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.