NHỮNG THÓI QUEN “BÁM THEO” SAU ĐẠI DỊCH COVID-19

Có một điều mà chúng ta có thể chắc chắn trong thời gian này. Đó là hành vi của chúng ta đã thay đổi đáng kể từ khi đại dịch COVID-19 nổ ra. Đại dịch COVID-19 đã tạo ra một sự đột biến (inflection point). Dẫn tới việc mọi người cần sắp xếp lại những ưu tiên và nhu cầu của bản thân. Đồng thời mua sắm, tiêu dùng thông tin và giải trí theo nhiều cách mới hơn.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có một khoảng cách giữa ý định của chúng ta. Giữa việc chúng ta định làm và điều mà chúng ta thực sự làm. Chúng ta không thể dự đoán trước được hành vi của mình. Đặc biệt là trong một sự kiện bất ngờ như đại dịch COVID-19.

Một tin vui dành cho các marketers chính là, các yếu tố tâm lý làm nền tảng cho sự thay đổi hành vi lâu dài có thể dự đoán được. Ngay cả khi không thể dự đoán được những tác động bên ngoài mà mọi người phải đối mặt. Việc hiểu nguyên nhân và biết mọi người hình thành thói quen như thế nào có thể giúp chúng ta dự đoán tốt hơn về cách mọi người có thể phản ứng trong và sau các tình huống mới.

Các yếu tố hình thành nên một hành vi mới:

Gần đây, Kadence International đã tổ chức cuộc khảo sát với 3400 người tham dự. Quy mô người tham dự được phân bố rộng khắp khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Cuộc khảo sát đã tiết lộ những điều quan trọng nhất khi hình thành một hành vi mới. Tổng cộng có 5 yếu tố chính được đưa ra bao gồm:

  •  Sự tiện lợi (convenience)
  •  Tiết kiệm thời gian (time-saving)
  •  Hiệu quả về chi phí (cost-effectiveness)
  •  Sự yêu thích (enjoyment)
  •  Sự thỏa mãn cá nhân (personal reward)

Những yếu tố này được sử dụng để tạo ra những chỉ số hình thành nên thói quen. Những chỉ số này theo dõi và đánh giá tầm quan trọng của một hành động đối với mọi người và khả năng họ tiếp tục hành động như vậy trong tương lai.

Để giúp các thương hiệu đánh giá hành động nào họ nên chú ý, một ma trận kết hợp những gì mà mọi người nói là sẽ tiếp tục làm với một đánh giá thực tế về việc hành vi đó có tiếp tục hay không.

Tại đây, chúng ta có thể xem xét các hành vi chính mà mọi người thực hiện kể từ khi đại dịch xảy ra và cơ hội để các thương hiệu thúc đẩy mọi người biến những hành vi này thành thói quen.

Những hành vi chính sẽ tiếp tục tồn tại sau đại dịch COVID-19

Thay vì thuyết phục mọi người tạo ra những thói quen mới. Các thương hiệu có nhiều cách để có thể lấy lòng người tiêu dùng nhanh hơn. Bằng cách phản hồi lại các hành vi mà mọi người đang thể hiện. Đặc biệt là các hành vi được đánh giá cao về nhiều thuộc tính hình thành nên thói quen vì chúng có tính cố định:

Mua sắm online – Shopping online

Thời gian ở nhà quá lâu do đại dịch COVID-19, dẫn đến sự gia tăng hành vi mua hàng online. Nhiều người đang mua sắm online nhiều hơn bao giờ hết. Tại khu vực Đông Nam Á, 34% người dùng đã bắt đầu mua sắm quần áo từ năm 2020 và 94% người dùng mới đang sử dụng dịch vụ Digital có ý định tiếp tục gia hạn dịch vụ này sau đại dịch. Những người tham gia khảo sát chỉ ra rằng mua sắm online vô cùng tiện lợi Bởi nó tiết kiệm thời gian và hiệu quả về chi phí. Và họ cũng thể hiện ý định rằng sẽ tiếp tục mua sắm online.

41% người mua sắm trên website nói rằng website của thương hiệu cho họ một trải nghiệm phong phú. Vì vậy, họ có động lực để sử dụng các trang Web có thể dễ dàng điều hướng. Từ đó, có thông số sản phẩm kỹ thuật rõ ràng, ở dạng ảnh hoặc video.

Những ý định hành vi này có thể đặt ra thách thức đối với các thương hiệu. Sẽ ra sao nếu không tạo ra được trải nghiệm khách hàng trên kênh online tốt? Gần đây, theo một nghiên cứu về sở thích mua hàng online của người tiêu dùng. Theo đó, “tiết kiệm thời gian” (76%), “giá thành tốt” (65%): hai ưu điểm lớn nhất của mua hàng online. Nhưng “thời gian giao hàng lâu” (55%) và “phí giao hàng” (57%) là hai cản trở hàng đầu.

Ví dụ điển hình về kênh mua sắm online:

Nâng cao trải nghiệm mua sắm online là rất quan trọng đối với các thương hiệu. Chính vì vậy, các thương hiệu cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng của mình. Một ví dụ điển hình chính là trang mua sắm livestream của Alibaba – Taobao Live. Kênh đã đem lại cho các nhà bán lẻ truyền thống cơ hội kết nối trực tiếp với khách hàng. Cho phép người dùng mua hàng trong khi xem được cả đánh giá và giới thiệu sản phẩm. Đồng thời, bắt chước hành vi tương tác xã hội của mọi người ở trung tâm thương mại, cửa hàng.

Người mua sắm muốn khám phá, tìm hiểu và đánh giá sự lựa chọn của họ. Sau đó, thực hiện mua hàng một cách liền mạch. Vì vậy, điều này rất quan trọng cho các thương hiệu để đầu tư đầy đủ cho Digital. Điều này nhằm nâng cao trải nghiệm trực tuyến cho người mua hàng.

Học online nhiều kỹ năng mới – Learning Online

Qua thời gian ảnh hưởng đại dịch COVID-19, số người muốn học online các kỹ năng đã tăng vọt. Sau khi đại dịch bắt đầu, đã có 10% số người trên toàn cầu tìm kiếm từ khoá “how to…”. Nhằm cải thiện các kỹ năng của bản thân khi dành nhiều thời gian ở nhà hơn.

Người tham ra khảo sát chỉ ra rằng học online rất thú vị và có ích cho bản thân họ. Vì vậy họ muốn tiếp tục kể cả sau khi đại dịch kết thúc. Sắp tới, thị trường học trực tuyến e-learning sẽ mở rộng hơn 32%. Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu từ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Gen Z cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển này. Họ là những người thành thạo Digital, sống trong thời kỳ Digital. Vậy nên nhận thức của họ với giáo dục không chỉ dừng lại trong khuôn khổ học tập trên lớp. Họ có cảm hứng sâu sắc hơn khi học tập trên Tiktok hay Instagram. Đồng thời dễ dàng tiếp thu trên các video học tập tại Youtube. Đây là những công cụ giúp họ học hỏi những kiến thức mới. Trở nên linh hoạt hơn và trở nên khác biệt trên thế giới.

Vậy làm thế nào để các thương hiệu cần tạo ra sự kết nối chặt chẽ hơn với mọi người? Làm thế nào để nâng cao nhận thức về thương hiệu và tiếp cận thị trường mới qua giáo dục? Airbnb – một công ty có hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng đáng kể ở COVID-19. Họ đã cung cấp những trải nghiệm trực tuyến mới cho người dùng. Như: các lớp học nấu ăn với đầu bếp địa phương, các bài học lịch sử với hướng dẫn viên du lịch và các bài học vẽ với các nghệ sĩ.

Nấu ăn tại nhà

Lên kế hoạch cho thực đơn hôm nay hay cải thiện kỹ năng nấu nướng của bản thân? Như làm bánh hay làm mỳ Ý đang sở thành xu hướng lan truyền và được phát triển nhờ mối liên hệ xã hội, tình cảm và văn hóa của mọi người với ẩm thực. Ngoài việc cảm thấy thú vị và thỏa mãn sở thích cá nhân. Những người tham gia khảo sát cũng thừa nhận nó hiệu quả về mặt chi phí. Năm 2020, 47% Đông Nam Á lần đầu tiên mua online các sản phẩm tiêu dùng nhanh.

“Kể từ khi đại dịch COVID-19 nổ ra, phong cách sống của tôi đã bắt đầu thay đổi. Tôi đến siêu thị mỗi tuần, bắt đầu tự làm bữa trưa và tối cho bản thân vì rẻ hơn.” 

– Một nhà thiết kế bao bì tại Thái Lan chia sẻ

Để giữ cho xu hướng nấu ăn luôn hot, các nhà hàng có thể tìm ra nhiều cách thú vị hơn để hỗ trợ mong muốn tự nấu nướng của mọi người tại nhà. Ví dụ như: bộ nguyên liệu món ăn được chế biến sẵn cũng là một cách tuyệt vời để các nhà hàng giữ kết nối với khách hàng và giúp họ thỏa mãn niềm yêu ích nấu ăn tại nhà.

Cơ hội để đổi mới

Khi mọi người bắt đầu một sở thích mới, họ thường “nghiện” nó trong thời gian đầu. Tuy nhiên lại khó trong việc tiếp tục duy trì nó trong thời gian sau. Đôi khi, có thể vì nó không phải là một hoạt động dễ hoặc không thuận tiện để thực hiện thường xuyên. Sau đó, những lần khác thì họ cảm thấy không đủ yêu thích nữa. Các thương hiệu có thể giúp giảm bớt sự cản trở của bốn lĩnh vực:

Ăn các thực phẩm tốt cho sức khỏe

Mặc dù mọi người thấy có ích khi nấu các món ăn lành mạnh ở nhà, nhưng việc ăn uống lành mạnh có vẻ là một thách thức. Tốn thời gian và tốn kém khi lựa chọn các nguyên liệu lành mạnh hơn. Thực phẩm sơ chế sẵn có thể là một giải pháp giúp mọi người duy trì thói quen mới này tốt hơn bởi nó có thể giúp dự đoán khẩu phần ăn một cách lành mạnh và giảm thời gian chuẩn bị trước khi nấu ăn.

Tại Hàn Quốc, các công ty sản xuất thực phẩm đã thành lập mô hình kinh doanh phân phối thực phẩm sơ chế sẵn. CJ CheilJedang, công ty sản xuất các sản phẩm từ gạo đến đậu phụ và hải sản, đã ra mắt dịch vụ Cookit từ năm 2019. Yakult, được biết đến nhiều nhất với sản phẩm sữa chua uống lên men chứa probiotic, đã tìm cách thâm nhập thị trường với thương hiệu EatsOn. Khi việc cung cấp các thực phẩm sơ chế sẵn đang trở nên phổ biến hơn, chúng tôi hy vọng rằng các thương hiệu ở các quốc gia khác sẽ tận dụng cơ hội này và tung ra các dịch vụ trực tiếp phục vụ người tiêu dùng.

Cải thiện sức khỏe tinh thần

Sức khỏe tinh thần ngày càng trở thành một ưu tiên tại thị trường Châu Á – Thái Bình Dương cùng với nhận thức về tầm ảnh hưởng của cảm giác uể oải, chán nản và đảo lộn giờ ngủ. Nhiều người cảm thấy có ích khi có thể hỗ trợ những người có vấn đề về sức khỏe tinh thần và họ có động lực để tiếp tục làm như vậy. Tuy nhiên, nó có thể tốn nhiều thời gian và không phải lúc nào cũng hiệu quả hoặc thuận tiện. Cơ hội cho các thương hiệu ở đây là tạo ra những cách dễ dàng hơn để mọi người có thể được hỗ trợ sức khỏe tinh thần tốt.

“Mặc dù các dịch vụ về sức khỏe tinh thần có thể được cung cấp online, nhưng cảm giác về sự tương tác giữa con người với nhau là một phần quan trọng của dịch vụ này và nó luôn luôn trở nên quan trọng.”

– Nhà tư vấn tại Ấn Độ đưa ra quan điểm

Ví dụ, một nhà sản xuất nước hoa tại Singapore Scent by Six gần đây đã tự định nghĩa lại mình như một nhà vô địch về sức khỏe tinh thần bằng việc ủng hộ sử dụng hương thơm để “chữa lành, làm dịu và sảng khoái”. Họ đã hợp tác với Hiệp hội Sức khỏe Tinh Thần Singapore để nâng cao nhận thức về nguyên nhân và tập hợp những người cùng chí hướng.

Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương

Khoảng một nửa số người tiêu dùng ở Singapore nói rằng họ thích bảo trợ các doanh nghiệp địa phương và hỗ trợ phục hồi tài chính sau đại dịch. Tuy nhiên, mặc dù, mọi người muốn hỗ trợ các doanh nghiệp và dịch vụ địa phương, đồng thời thấy việc này thuận tiện và tiết kiệm chi phí, nhưng họ không nhất thiết coi việc đó là thú vị hoặc bổ ích cho bản nhân.

Làm thế nào doanh nghiệp có thể giúp người tiêu dùng vượt qua những rào cản này? Bằng cách khơi gợi lên cảm xúc của họ về tinh thần cộng đồng hay bằng việc cung cấp các ưu đãi mua sắm. Vào năm 2020, Shopee đã thực hiện thành công chiến dịch Mua sắm trực tuyến tại Malaysia, mang lại doanh thu 40 triệu RM cho 80.000 người bán hàng Malaysia. Chiến dịch trở lại vào năm 2021 với nhiều phiếu giảm giá hơn, giao hàng miễn phí và ưu đãi hoàn tiền. Tại Úc, 48% người tiêu dùng cho biết họ muốn sử dụng các chương trình khách hàng thân thiết của các doanh nghiệp địa phương, làm nổi bật cơ hội cho các thương hiệu địa phương đầu tư vào các sáng kiến ​​như vậy.

Xem và theo dõi nội dung online

Với rất nhiều người đang mắc kẹt ở nhà, không có gì lạ khi họ lên mạng để giải trí. Trên toàn khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, hơn 400 triệu người đang sử dụng dịch vụ phát trực tuyến video qua mạng (OTT). Các nội dung đó rất thú vị và tiện lợi. Vậy nên cũng dễ hiểu khi mọi người cảm thấy sẵn sàng đón nhận và tiếp tục xem các nội dung online như vậy. Nhưng nó không được đánh giá cao hiệu quả về chi phí, cũng như là tiết kiệm thời gian.

Để giúp mọi người tiếp tục thưởng thức nội dung trực tuyến. Các thương hiệu có thể đa dạng hóa cung cấp nội dung hoặc cung cấp trải nghiệm độc quyền.

Khi COVID-19 ngăn cản các liveshow, nhóm nhạc Hàn Quốc BTS đã tổ chức một buổi biểu diễn trực tuyến. Sự kiện phá kỷ lục thế giới về lượng khán giả đông nhất cho một buổi liveshow. Con số khổng lồ 756.000 người hâm mộ từ hơn 100 quốc gia đã theo dõi chương trình. Mặt khác, JD.com đã tổ chức dàn DJ phát trực tiếp với các chương trình khuyến mãi đồ uống xuyên suốt sự kiện. Điều này đã giúp một đối tác thương hiệu tăng doanh số bán rượu lên 70%.

Kết luận

Chúng ta không thể chắc chắn điều gì về tương lai. Nhưng các kiểu hành vi tâm lý của con người vẫn luôn có sự nhất quán. Không chỉ đại dịch COVID-19, mà con người có thể đối mặt với rất nhiều vấn đề toàn cầu khác trong tương lai. Bằng việc hiểu những cách mà mọi người hành xử. Các thương hiệu có thể dựa vào điều này để dự đoán trong một thế giới không thể đoán trước. Từ đó, tự tin thu hút hành vi của mọi người. Đồng thời, giúp họ nhận ra động lực của mình và từ đó đưa doanh nghiệp đi đúng hướng.

Bài viết thuộc quyền sở hữu của: ThinkwithGoogle

0 93
Bond

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.