Visual-guidelines

Những lưu ý không nên bỏ qua khi xây dựng Visual Guidelines

Một doanh nghiệp tồn tại trong thời đại kỹ thuật số sẽ có rất nhiều phương tiện truyền thông và kênh thương hiệu, từ truyền thông xã hội, tới nội dung tài trợ, đến các miền thuộc sở hữu của thương hiệu, chưa kể đến những ấn phẩm in ấn truyền thống. Mặc dù hình ảnh quảng cáo Facebook không nhất thiết phải (và thường không nên) trông giống hệt như tờ rơi hay báo in, nhưng ít nhất thương hiệu cần đảm bảo người tiêu dùng có thể nhận ra mình trên mọi kênh phân phối. Sự thống nhất tạo ra bản sắc thương hiệu và thiết lập một định vị vững chắc trong tâm trí khách hàng.

Visual style guidelines cũng có thể đơn giản hóa quy trình làm việc cho thương hiệu. Nếu việc ứng dụng nhận diện thương hiệu của đội design inhouse vẫn chưa theo một chuẩn mực nào, hay thương hiệu không có bất cứ một tài liệu cụ thể nào để làm việc cùng freelance, agency, đã đến lúc thương hiệu cần bắt đầu xây dựng visual style guidelines của mình. Tin tốt là, nó dễ hơn bạn nghĩ!

Bắt đầu với các yếu tố cần thiết

Điều quan trọng nhất của guidelines là tính trực quan, cụ thể, để dễ dàng thấy chính xác các yếu tố thiết kế sẽ được ứng dụng như thế nào, bởi đây là tài liệu lưu hành cho các agency và đơn vị thành viên, phục vụ công tác xây dựng thương hiệu.

Phần giới thiệu nên bao gồm thông tin như:

  • Tóm tắt về công ty (sứ mệnh, ngành, loại khách hàng, v.v.)
  • Mô tả ngắn gọn về triết lý thiết kế
  • Preview các thiết kế cơ bản, như logo, banner, website homepage, …
  • Mục lục
  • Yêu cầu cần thiết cho các ứng dụng in ấn và kỹ thuật số
  • Thông tin liên hệ cho người quản lý thương hiệu

 

Logo

Cho dù thương hiệu chỉ có một logo duy nhất hay có nhiều phiên bản sử dụng cho các trường hợp cụ thể, các thương hiệu con, visual style guidelines cần cung cấp ví dụ về cách sử dụng – và không sử dụng – logo phù hợp. Hãy tạo những chỉ dẫn rõ ràng về:

  • Quy tắc về kích thước và vị trí (ví dụ một số thương hiệu chỉ định rằng logo luôn phải ở phía trên cùng bên trái trên mọi ấn phẩm).
  • Quy tắc sử dụng logo âm bản và dương bản.


Các phiên bản logo của GPA Camps

Màu sắc

Có thể không cần nhiều giải thích cho hạng mục này trong style guidelines, nhưng thương hiệu cần đảm bảo các mã màu khớp nhau giữa các hệ màu (bao gồm RGB, CMYK, Hex và Pantone) để hạn chế những sai khác vượt mức cho phép trên các loại chất liệu hiển thị khác nhau sẽ gây nhầm lẫn cho khách hàng.

Hãy tạo một hệ thống phân cấp màu sắc: mỗi màu nên được sử dụng như thế nào? Nên có màu chính, màu phụ và màu cho các văn bản hoặc chi tiết bổ trợ?

Typography

Hệ thống kiểu chữ tương tự như màu sắc. Hiển thị kiểu chữ và cách chúng được sử dụng, bao gồm tất cả mọi thứ từ kích thước, kerning, khoảng cách dòng và màu sắc.

Tạo hệ thống phân cấp cho tiêu đề chính và phụ và cách sử dụng các biến thể như in đậm, in nghiêng và gạch dưới. Hãy đảm bảo rằng sự khác biệt về kích thước khi phân cấp thông tin đủ để không thể nhầm lẫn hoặc gây rối thông điệp muốn truyền tải.

Bộ font Montserrat với các hình thức, biến thể kiểu chữ khác nhau

Biểu tượng

Các icon có thể được coi là yếu tố thiết kế phức tạp, nhưng sẽ không quá khó đế ứng dụng nếu thương hiệu có các nguyên tắc rõ ràng.

Icon hỗ trợ cho việc hình ảnh hoá nội dung, tạo điểm nhấn thu hút mắt nhìn trong thiết kế, giúp người đọc dễ dàng nhận diện và tìm kiếm thông tin. Thương hiệu có thể đặt biểu tượng điện thoại bên cạnh số điện thoại của doanh nghiệp và các yếu tố tượng trưng cho các quy trình của doanh nghiệp.

Thương hiệu cần tạo ra một hệ thống các biểu tượng giống như màu sắc hoặc kiểu chữ bằng cách chọn kích thước và kiểu thể hiện phong cách riêng của thương hiệu và phù hợp với khách hàng mục tiêu.

Photography style

Ngay cả style ảnh được phép đưa vào trong mỗi thiết kế cũng phải có quy định và ví dụ trực quan. Hình ảnh nhất quán và có tính kết nối sẽ gây ấn tượng thị giác và giúp nhận diện tốt hơn với người tiêu dùng.

Khi phát triển một style hình ảnh cho thương hiệu, hãy đảm bảo những điều sau đây:

  • Phong cách
  • Khung hình
  • Hướng dẫn về cách thức crop được phép
  • Sử dụng màu
  • Nguyên tắc về kích thước hoặc tỷ lệ cỡ ảnh
  • Thông số kỹ thuật cho vị trí chứa ảnh trong in ấn và web
  • Phác thảo các kích thước chính xác, khi cần thiết (chẳng hạn như kích thước hình ảnh biểu ngữ cho trang web)

Hãy thật ngắn gọn!

Đừng viết quá nhiều trong style guidelines. Đối với một số thương hiệu, style guidelines chỉ gói gọn trong một trang con trên website hoặc file PDF lưu hành nội bộ. Nếu guidelines của thương hiệu kéo dài nhiều trang, hãy cân nhắc tạo ra một mục lục với tất cả những đầu mục nêu trên một cách tổng quan và đơn giản nhất, đủ để tóm tắt thông tin nhanh cho người sử dụng. Đội ngũ thực thi như các designer inhouse, agency hay freelancer sẽ tham khảo guidelines nếu nó dễ tìm, dễ hiểu và dễ sử dụng, hoặc họ sẽ tự làm mọi thứ theo ý mình và bỏ qua hoàn toàn những quy định của nhận diện thương hiệu.

(Bài viết sưu tầm: shutterstock.com)

Nếu thương hiệu thường xuyên gặp những rắc rối về việc đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất nhận diện thương hiệu khi làm việc với đối tác quảng cáo, các đơn vị cung ứng, các chi nhánh thành viên thì visual style guideline của thương hiệu thực sự chưa tối ưu như những gì chúng ta vẫn thường nghĩ. Với kinh nghiệm từng xây dựng hệ thống visual guideline cho các thương hiệu lớn, có nhiều dự án, sản phẩm nhánh như Vinaphone, Mobifone, văn phòng Bond Vietnam luôn chào đón doanh nghiệp ghé thăm và chia sẻ câu chuyện thương hiệu của bạn để cùng chúng tôi đồng hành trên chặng đường xây dựng nên một thương hiệu lớn mạnh và bền vững hơn nữa. 

0 3901
AT_admin

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.