Thuyet-trinh_trai-nghiem-thi-giac

Presentation Desgin 101: 8 bước nâng cao “trải nghiệm thị giác”

Bản thuyết trình thiết kế đẹp hay không sẽ thể hiện bằng sự quan tâm của khán giả với thông điệp của bạn. Cho dù bạn cố gắng cung cấp thông tin, thuyết phục, hoặc chuyển đổi, thì “quyết định mua hàng” của người xem vẫn phụ thuộc vào “bài thuyết trình” của bạn.

Ngày nay, dưới sự phát triển của công nghệ và khoa học kĩ thuật, có rất nhiều công cụ để bạn thiết kế miễn phí. Tuy nhiên có bao giờ bạn tự hỏi, cùng sử dụng những công cụ miễn phí đó, tại sao bản thiết kế của bạn vẫn luôn không thể đẹp như mẫu quảng cáo?

Nếu đã từng xem qua một bài thuyết trình tệ, bạn sẽ biết rằng phần lớn sự hiệu quả của bản thuyết trình phụ thuộc vào bề ngoài của nó và cảm giác từ phía khán giả. Vì vậy, thiết kế phải giải quyết những vấn đề gây khó chịu và vướng mắc cho người xem.

Hãy thử xem mỗi gợi ý để tạo ra một thiết kế hấp dẫn, thuyết phục  này sẽ giải quyết vấn đề “trải nghiệm thị giác” trong thuyết trình như thế nào nhé!

Điều đầu tiên, hãy luôn nhớ tiếp cận theo hướng đơn giản

Bạn có lẽ đã từng biết về triết lý thiết kế KISS – “keep it simple, stupid”. Điều này đúng cho mọi thiết kế, bao gồm thiết kế thuyết trình. Bạn có thể chia sẻ thông tin quan trọng, phức tạp, nhưng không cần phải làm thiết kế ấy phức tạp.

Các trang đơn giản giúp đọc và hiểu dễ dàng hơn. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng:

  • Tạo một thông điệp hoặc chủ đề thống nhất trong suốt bài thuyết trình.
  • Khuyến khích những tương tác gắn với chủ đề đã lựa chọn.
  • Gắn kết với một chủ đề hình ảnh duy nhất mang tính nhất quán thị giác
  1. Một slide một ý tưởng

Cho dù bản thuyết trình của bạn là 20 trang trình bày hoặc chỉ là một khung riêng lẻ, mỗi màn hình chỉ nên chứa một ý tưởng.

Nguyên tắc một-slide-một-ý tưởng giúp bạn thiết lập thông tin dưới dạng trực quan mà khán giả dễ dàng hiểu được nhất, giúp tạo ra một dòng chảy ý tưởng rõ ràng, rành mạch. Đối với bài thuyết trình trực tiếp, nó cũng giúp khán giả tập trung vào bạn và những gì bạn nói thay vì nhìn chằm chằm vào khối thông tin trên màn hình.

  1. Chọn kiểu chữ đơn giản

Kiểu chữ bạn sử dụng quan trọng ngang với nội dung bạn đưa lên. Hãy chọn những loại font dễ đọc, là một kiểu chữ như:

  • Sans-serif (hoặc simsple serif) – font chữ không chân dễ đọc trên màn hình hơn. (Font chữ sans-serif phổ biến bao gồm Helvetica, Futura và Proxima Nova,…)
  • Chiều rộng nét đồng đều.
  • Dùng kiểu chữ in đậm hoặc thường (tránh các kiểu chữ mỏng hoặc in nghiêng).
  • Có thể phù hợp với nhiều kích cỡ khác nhau một cách dễ dàng.

Nhiều quan điểm cho rằng sử dụng kiểu chữ đáp ứng các điều kiện trên tạo ra sự “nhàm chán”. Nhưng sự thật không phải vậy. Hầu hết các loại font được các designer ưu tiên trong thiết kế, đặc biệt với các ấn phẩm quảng cáo đều phù hợp những tiêu chí này: tin cậy và dễ đọc.

Sử dụng nhiều kiểu chữ tiêu chuẩn có thể đảm bảo bài trình bày được thiết kế rõ ràng và chuyên nghiệp. Và nếu muốn một kiểu font chữ đặc biệt, hãy cân nhắc các biến thể kích thước và font chữ đậm để nhấn mạnh.

  1. Giới hạn text và dấu đầu dòng

Một trong những vấn đề lớn nhất của bài thuyết trình mà ai cũng rất dễ mắc phải là thiết kế quá nhiều chữ.

Tiêu đề nên lớn (có thể có những người ngồi xa màn hình), và không nên ở dạng câu, trong hầu hết trường hợp. Hãy tránh dùng quá nhiều kí hiệu gạch đầu dòng. Một slide có quá nhiều kí hiệu sẽ trở nên vô ích và tạo cảm giác khó chịu cho người đọc.

  1. Gắn với một hình ảnh duy nhất

Mỗi slide phải có một hình ảnh chất lượng cao.

101

Một hình ảnh, minh hoạ hoặc biểu đồ,… tất cả được tính là một hình ảnh. Nếu cố đưa ra nhiều thứ hơn, bạn sẽ làm cho khán giả quá tải với lượng thông tin hình ảnh mà họ không bắt kịp.

Hình ảnh thể hiện chất lượng thiết kế slide của bạn. Hình ảnh đẹp, tốt sẽ giúp bạn đưa ra một thông điệp trực quan. Chọn hình ảnh hiển thị có độ phân giải cao, bởi hình ảnh nhỏ hoặc không rõ nét sẽ mang đến một cảm giác thiếu chuyên nghiệp.

  1. Chú ý đến độ tương phản

Sự tương phản tách các thành phần của một slide thuyết trình sao cho luôn có một điểm nhìn rõ ràng trên mỗi slide. Hãy tạo tương phản với các yếu tố có kích cỡ hoặc màu khác nhau. Mỗi slide nên bao gồm một điểm mà khán giả nên nhìn vào đầu tiên, sau đó là một vị trí thứ hai trước khi họ nhìn vào toàn bộ hình ảnh. Điều này xảy ra chỉ trong vài giây, đó là lý do tại sao độ tương phản giúp dễ đọc hơn.

Sử dụng một bộ lọc nếu bạn cần tạo ra một lớp phân cách hình ảnh và văn bản (giống như Instagram style). Kết hợp nền sáng với văn bản tối hoặc nền đậm hơn với văn bản nhạt sẽ khiến mọi thứ đều dễ đọc, dễ hiểu.

  1. Phát triển ra khỏi một theme mặc định

Bạn có nhiều lựa chọn hơn số theme mặc định trong PowerPoint. Mọi người đã quá quen thuộc với những theme chủ đề trong PowerPoint, vì vậy họ sẽ không thể có ấn tượng lâu dài với một bản thuyết trình có theme chủ đề phổ biến, từng được quá nhiều người sử dụng.

  1. Hãy nhất quán trong thiết kế

Điều quan trọng là phải liên kết tất cả những lưu ý trên thành một thiết kế thống nhất. Phong cách hình ảnh, lựa chọn màu sắc, bảng màu typography, và bố trí các yếu tố (như logo của bạn) nên có sự đồng bộ, nhất quán.

  • Sử dụng cùng kiểu chữ trong suốt quá trình thiết kế. Chọn một font chữ và kích thước cho tiêu đề và một cho phần nội dung.
  • Quy định vị trí cho các thành phần văn bản, chẳng hạn như tiêu đề ở trung tâm, trên cùng và thông tin bên dưới. Bạn cũng có thể đặt phần văn bản ở bên trái hoặc bên phải.
  • Sử dụng cùng một nền hoặc kiểu ảnh.
  • Nếu có thương hiệu công ty (như logo), ​​hãy neo nó ở cùng vị trí cho mỗi slide.
  1. Đừng quên lời kêu gọi hành động

Để khán giả hành động, sau khi kết thúc buổi thuyết trình, hãy đưa một lời kêu gọi hành động (CTA) vào bài trình chiếu.

Đối với bài trình bày nhiều trang slide, hãy đưa ra một lời gọi hành động mỗi 10 slide liên tục. Với các bài trình bày riêng lẻ – chẳng hạn như một bài chia sẻ trên mạng xã hội – bạn nên đưa một lời kêu gọi hành động trong mỗi bài. Lời kêu gọi hành động có thể bao gồm một đường dẫn, một số điện thoại hoặc một link đăng kí email. Và hãy viết nó thật ngắn gọn để tạo cảm giác dồn dập và thôi thúc ý muốn hành động. Ví dụ:

  • Tải xuống ebook.
  • Tìm hiểu thêm.
  • Kết nối với tôi/chúng tôi.

Thiết kế Call-to-action dưới dạng một trang trình bày hoàn chỉnh, hoặc theo kiểu nút trên các trang trình bày đơn. Điều này thể hiện rằng, bạn cung cấp cho người nghe những đặc quyền, ưu đãi,… để đổi lấy sự tương tác với bạn. Hãy thẳng thắn về những gì bạn yêu cầu với và cho người nghe thấy những gì sẽ nhận được sau đó. Phần thưởng càng lớn, càng nhiều người sử dụng sẵn sàng cung cấp thông tin.

 

Đã đến lúc bắt đầu trên bản presentation của bạn…

Để tạo ra bản thiết kế thuyết trình hấp dẫn không phải là một điều khó khăn. Nhưng với rất nhiều tips như vậy, làm cách nào để bạn ghi nhớ được hết và áp dụng nó trong bài thuyết trình của mình? Hãy bắt đầu từ việc đặt mình vào vị trí người xem và nắm bắt tâm lý của họ. Việc thiết kế đều đi đến mục tiêu cuối cùng là dẫn dắt người xem và tạo ra những trải nghiệm đủ thú vị để thu hút họ dừng lại lâu hơn với bạn. Vì vậy, hãy để ý đến những điều làm bạn khó chịu khi phải xem một bản slide tệ và cố gắng khắc phục những lỗi sai đó trong bài thuyết trình của chính mình.

… hoặc chia sẻ cùng Bond để chúng tôi có thể giúp bạn hình ảnh hóa những ý tưởng của mình thành một bài thuyết trình đầy sức thuyết phục!

 

(Nguồn: Shutterstock.com)

0 3812
AT_admin

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.