“Tích hợp bởi Trí tuệ Nhân tạo” có thực sự giá trị đối với sản phẩm của bạn?

Trong làn sóng công nghệ hiện nay, Trí tuệ nhân tạo (AI) được nhiều doanh nghiệp coi là yếu tố chiến lược để nâng tầm sản phẩm. Tuy nhiên, liệu chỉ riêng việc nhấn mạnh rằng một sản phẩm “được cung cấp bởi AI” có đủ sức thuyết phục người dùng? Thực tế cho thấy, khi AI trở thành trung tâm của đề xuất giá trị, thay vì là công cụ hỗ trợ, các nhóm phát triển dễ đánh mất định hướng ban đầu, khiến sản phẩm xa rời nhu cầu thực tế của người dùng và khó đạt được sự phù hợp giữa sản phẩm – thị trường.

Một đề xuất giá trị rõ ràng sẽ giúp ích cho cả người dùng và nhóm sản phẩm

Một đề xuất giá trị (value proposition) tốt là lời hứa cụ thể mà sản phẩm mang lại cho người dùng. Nó không chỉ định hình trải nghiệm người dùng, mà còn giúp đội ngũ sản phẩm đưa ra quyết định đúng đắn trong suốt quá trình phát triển.

Khi có một đề xuất giá trị rõ ràng, đội ngũ phát triển sẽ tập trung hơn vào việc giải quyết đúng nhu cầu của người dùng. Từ đó, họ sẽ ưu tiên những tính năng thật sự cần thiết và loại bỏ những tính năng “có cũng được”. Hay những tính năng không liên quan trực tiếp đến hành trình người dùng.

Ví dụ điển hình:

  • Dropbox lúc mới ra mắt chỉ tập trung lưu trữ tệp trên đám mây.

  • Instagram chỉ cho phép người dùng đăng ảnh và áp bộ lọc.

  • Uber kết nối người dùng với xe sang tại San Francisco.

Những sản phẩm này thành công nhờ tập trung vào một giá trị cụ thể và làm tốt điều đó. Từ đó, họ dễ dàng mở rộng ra các giá trị khác sau khi đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường.

Một đề xuất giá trị nên là đề xuất về “Cái gì?”, chứ không phải “Như thế nào?”

Một sản phẩm được thiết kế dựa trên giá trị rõ ràng sẽ tạo sự tin tưởng ngay từ lần tiếp cận đầu tiên. Người dùng cần hiểu lợi ích khi sử dụng sản phẩm là gì? Chứ không phải công nghệ bên trong hoạt động ra sao.

Các ví dụ tốt về đề xuất giá trị:

  • Tăng tốc nghiên cứu, ra quyết định nhanh hơn.

  • Tiết kiệm thời gian bằng cách không phải xếp hàng.

  • Không bỏ sót hóa đơn nhờ tính năng thanh toán tự động.

Các ví dụ không hiệu quả:

  • Giao diện mới dễ dùng hơn.

  • 10 tính năng mới hấp dẫn.

  • Mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

Việc bắt đầu từ giải pháp (how) trước khi xác định vấn đề (what) thường dẫn đến các sản phẩm thiếu trọng tâm. Cũng như kết quả làm cho người dùng mơ hồ về lợi ích thực sự.

Tại sao “Tích hợp bởi Trí tuệ Nhân tạo” không phải là một đề xuất giá trị?

Hiện nay, nhiều nhóm sản phẩm chịu áp lực từ nhà đầu tư và các bên liên quan trong việc tích hợp AI vào sản phẩm. Nhưng khi chuyển hướng từ thiết kế lấy người dùng làm trung tâm sang tập trung vào công nghệ, họ dễ đánh mất đề xuất giá trị ban đầu. Khi điểm nhấn duy nhất là “có AI”, người dùng gặp khó khăn trong việc hiểu cách AI giúp họ.

Khẩu hiệu đáng ngạc nhiên: Một cách mới để hiểu khách hàng của bạn, được hỗ trợ bởi AI.

❌ AI là công nghệ, không phải là lợi ích của người dùng. Trong một thị trường đông đúc, nó không phải là yếu tố phân biệt hiệu quả.

“Tích hợp Trí tuệ nhân tạo” có thể ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi

Khác với các công nghệ thông thường, chỉ cần xuất hiện từ “AI” trong phần mô tả cũng có thể gây e ngại và giảm tỷ lệ chuyển đổi. Theo nghiên cứu của Mesut Cicek, Dogan Gursoy và Lu Lu (2024), AI trong mô tả sản phẩm có thể làm giảm niềm tin cảm xúc và tăng cảm giác rủi ro nơi người tiêu dùng.

Các hạn chế của mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) như thiếu chính xác, không cá nhân hóa, hoặc “không giống phong cách của tôi” đều khiến người dùng dè chừng. Những sản phẩm AI thành công như Grammarly đã làm rất tốt khi giải tỏa nỗi sợ này. Cách họ đã làm chính là khẳng định:

Trang đích cho Grammarly. AI có trách nhiệm đảm bảo bài viết và danh tiếng của bạn tỏa sáng Làm việc với đối tác viết AI giúp bạn tìm những từ bạn cần⁠—⁠để viết email khó, để truyền đạt quan điểm của bạn, để tiếp tục công việc của bạn.

✅ Trên trang đích, Grammarly giải quyết những lo lắng tiềm ẩn của người dùng về AI bằng cách nhấn mạnh vào các mục tiêu như tìm những từ bạn cần và truyền đạt quan điểm của bạn.

“Đây là phong cách viết của bạn – AI chỉ là đối tác hỗ trợ giúp bạn tìm đúng từ ngữ.” Grammarly trấn an người dùng rằng: đây là văn phong của bạn, AI chỉ là đối tác hỗ trợ. Nhờ gắn AI vào một mục tiêu cụ thể mà người dùng dễ tin tưởng và sử dụng.

Việc coi Trí tuệ nhân tạo là giá trị cốt lõi khiến đội ngũ tạo ra sản phẩm mất phương hướng

AI là một công nghệ “làm được mọi thứ”: viết email, sửa CV, đưa lời khuyên, lập trình, v.v. Nhưng cũng vì quá đa năng, AI dễ khiến đội ngũ phát triển bị rơi vào cái bẫy “AI” thay vì giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó.

Hệ quả:

  • Dễ sinh ra chatbot đa năng nhưng khó dùng

  • Tích hợp các tính năng không phù hợp (ví dụ: tóm tắt nội dung kém chính xác)

  • Người dùng không thấy giá trị thực tế nên không quay lại sử dụng

Ngược lại, nếu chỉ chăm chăm vào việc “thêm tính năng AI”, sản phẩm có thể sinh ra chatbot quá rộng. Sự tóm tắt thiếu chính xác hoặc tích hợp các tính năng không mang lại giá trị thực tế. Điều này khiến người dùng không gắn bókhó quay lại sử dụng lâu dài.

Ví dụ ngược lại:

Ảnh chụp màn hình Meta AI tóm tắt các bình luận trên bài đăng và nói rằng người bình luận gọi đó là bài đăng giật gân và không chính xác.

❌ Mặc dù trải nghiệm này làm nổi bật các tính năng AI tạo ra của Meta, nhưng nó không cho phép người dùng xóa nội dung chất lượng thấp khỏi nguồn cấp dữ liệu của họ.

 

“Tích hợp bởi Trí tuệ Nhân tạo” chỉ nên là một phần trong cách sản phẩm hoạt động. Tuyệt đối không phải là đề xuất giá trị chính. Người dùng không quan tâm sản phẩm bạn dùng công nghệ gì. Thứ họ quan tâm là nó giúp họ làm được gì, tốt hơn ra sao.

Vì thế, hãy bắt đầu bằng một mục tiêu người dùng cụ thể. Hãy tạo ra giá trị thực, rồi mới chọn công nghệ phù hợp để hỗ trợ điều đó. Khi sản phẩm làm tốt một điều rõ ràng, người dùng sẽ dễ hiểu, dễ tin. Từ đó, họ sẵn sàng gắn bó với sản phẩm.

 

Nguồn: Nielsen Norman Group

Nghe thêm Podcast về bài viết tại kênh Youtube của BOND

0 24
Bond

Leave a Reply

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.