Truyền tải nội dung – Các nhà làm phim đã thể hiện thông điệp qua các hình khối khéo léo như thế nào?

Đã bao giờ bạn tò mò về những hiệu ứng tâm lý, cảm xúc của mà một khối hình (tròn, vuông, tam giác, …) có thể đem lại chưa?

Nếu bạn dành thêm thời gian và sự chú ý vào các hình dạng khi xem bất kì một bộ phim nào bạn sẽ dần nhận thấy sự xuất hiện của các hình khối ở mọi nơi. Chúng không chỉ xuất hiện với mục đích trang trí, mà bởi vì mỗi hình khối đều có những ý nghĩa thẩm mỹ và tâm lý sâu xa của chúng. Ở trong video dưới đây, chúng ta hãy cùng khám phá xem các nhà làm phim đã sử dụng những khối hình học để truyền tải thông điệp như thế nào và đồng thời thấy được những hiệu ứng tâm lý bên cạnh đó.

Vậy, hiệu ứng tâm lý ẩn sau những khối hình học thân thuộc với cuộc sống của chúng ta là gì? Cũng giống như màu sắc, mỗi hình dạng đều có tiếng nói riêng và đại diện cho nhiều thứ khác nhau với những người xem khác nhau,

Truyền tải nội dung qua Hình tròn

Thường được coi là một hình khối khá nữ tính, những đường tròn tượng trưng cho những thứ mềm mỏng, có tính an toàn cao, thuộc về tự nhiên. Những vòng xoáy tròn tiếp diễn liên tục gợi liên tưởng cho chúng ta về những thứ xuất hiện trong tự nhiên, như những giải ngân hà, những vì sao, hành tinh, đám mây, giọt mưa, bông hoa và những con sóng. Tuy nhiên, các vòng tròn không chỉ có ý nghĩa vì sự tương đồng của chúng với các vật thể trong thế giới thực, hình tròn được sử dụng để truyền đạt “tính đầy đủ” “sự cân bằng” và “sự bất tận”

Đây là lý do tại sao chúng ta thường thấy các nhân vật hoạt hình anh hùng, trẻ em, những người đại diện cho trường phái tốt đẹp đều được khắc họa bằng những đường nét tròn, bởi lẽ các vòng tròn thể hiện sự ngây thơ, hạnh phúc và thân thiện.

"

Truyền tải nội dung qua Hình vuông

Có thể nói, hình vuông chính là phản đề của vòng tròn. Bởi lẽ nó thường đại diện cho những gì không tự nhiên và do nhân tạo. Thực tế trong tự nhiên, rất ít thứ tự xuất hiện với hình vuông hoặc chữ nhật. Hình vuông còn đại diện cho “sự ngưng đọng” “sự ổn định” và “sức mạnh”. Hoặc những thứ bị coi là nhàm chán hoặc lỗi thời. Chúng ta có thể thấy rất nhiều hình vuông được sử dụng trong phim ảnh. Mục đích là truyền đạt những thông điệp này. Đặc biệt là khi truyền tải sự đối lập với nội dung của “thế giới tự nhiên”.

 class=

Trong bộ phim “Up”, nhân vật Carl được tạo ra từ những hình vuông. Nhằm khắc họa một ông già khó tính, cổ hủ. Trong khi Russell được tạo thành từ nhiều vòng tròn đại diện cho một cậu bé đáng yêu, tốt bụng. Nhà sản xuất đã sử dụng 2 hình ảnh đối lập nhau để khắc họa sự cô lập ở Carl. Trong khi Russell đại diện cho sự vui vẻ, trẻ trung.

"

 

Truyền tải nội dung qua Hình tam giác

Là hình dạng mang tính giận giữ nhất. Mọi đứa trẻ đều vẽ những con quái vật với những hàm răng sắc nhọn với những hàng dài hình tam giác. Điều này là do những cạnh sắc nhọn của tam giác. Bằng một cách nào đó khơi gợi sự sợ hãi, mất lòng tin và nghi ngờ. Nhìn vào bất kỳ nhân vật hoạt hình phản diện nào của các phim hoạt hình nổi tiếng. Các nhân vật được truyền tải với nội dung góc cạnh và rất ít đường bo tròn.

Nhưng hình tam giác cũng có một đặc điểm mà hình tròn và hình vuông không hề có. Nếu bạn nhìn hình tam giác với góc nhìn từ trên xuống. Nó có thể đại diện cho thứ gì ổn định, như một dãy núi hoặc Kim tự tháp vĩ đại. Nhưng nếu bạn đảo ngược chúng, chúng sẽ trở nên cực kì đáng sợ khi nhìn vào.

Mặc dù các hiệu ứng hình khối này được thể hiện rõ ràng hơn trên những bộ phim hoạt hình. Nhưng các bộ phim hành động cũng sử dụng những khối hình này để thể hiện chung một mục đích. Vì vậy, chúng ta hãy cùng dành sự quan sát nhiều hơn trong mỗi lần thưởng thức những bộ phim. Từ đó phát hiện ra những chi tiết tâm lý được nhà làm phim gửi gắm qua hình khối nhé.

______________________________________
Mọi thông tin xin liên hệ contact@bond.com.vn
Office: 22 Mai Anh Tuan, Dong Da, Hanoi.
3 2736
Bond

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.